Điều 21 Hiến pháp khẳng định: “Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”Đây cũng là tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể khoản 3 Điều 38 nêu rõ: “Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.”Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.Đồng thời, về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ với con nêu trong Luật Hôn nhân và Gia đình không có quy định về việc cha mẹ được kiểm soát điện thoại, lén đọc tin nhắn của con mà chỉ có quy định về việc quản lý tài sản riêng của con cũng như nghĩa vụ yêu thương, chăm lo việc học tập, giáo dục con, giám hộ hoặc đại diện cho con…=>Như vậy, có thể thấy, trẻ em hay bất kỳ công dân nào của Việt Nam đều có quyền được bảo vệ bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Do đó, dù là cha mẹ thì cũng không được quyền lục soát điện thoại, lén đọc tin nhắn của con khi chưa được con cho phép.Trên thực tế, vì muốn bảo vệ con, muốn giáo dục con cũng như kịp thời ngăn cản con bị dụ dỗ, sa vào các tệ nạn xã hội, các bậc phụ huynh thường chọn cách “kiểm soát” chặt điện thoại, tin nhắn của con.Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh không biết rằng, đây là hành vi vi phạm pháp luật và tạo nên tổn thương về mặt tinh thần cho con trẻ.
Hành chính, Hôn nhân và gia đình, Tư vấn pháp luật
CHA MẸ LÉN ĐỌC TIN NHẮN ĐIỆN THOẠI CỦA CON CÓ BỊ PHẠM LUẬT KHÔNG?
Hiện nay, khi mạng xã hội phát triển, nhiều bậc cha mẹ sợ con cái bị lôi kéo, hư hỏng nên thường lén kiểm tra tin nhắn, điện thoại của con để kịp thời chấn chỉnh, sửa đổi. Tuy nhiên, đây là việc khiến con trẻ dễ bị tổn thương. Vậy, theo quy định của pháp luật, hành vi này có phạm luật không?
Bình luận Facebook