Sự phát triển của mạng xã hội đã, đang đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng, dưới sự lan tỏa mạnh mẽ của thời đại công nghẹ 4.0 đã vô tình tạo cơ hội cho một số đối tượng lợi dụng với mục đích xấu để vu khống, xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác. Vậy đứng trước những mối nguy hiểm này chúng ta cần làm gì để có thể phòng ngừa, bảo vệ và có những cách thức xử lý đối với những hành vi vi phạm nêu trên. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc của mình.
1.Vu khống là gì?
Vu khống: Là bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Nhục mạ là gì?
Nhục mạ: Là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Hành vi xúc phạm rất đa dạng phổ biến là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện, được thực hiện khiến nạn nhận cảm thấy nhục nhã, tổn thương nặng nề về danh dự, nhân phẩm. Để đánh giá hậu quả người bị xúc phạm có cảm thấy nhục nhã hay không cần dựa trên các yếu tố loại hành vi, mức độ xúc phạm của hành vi; ý thức về việc bị xúc phạm của nạn nhân với hành vi; Dư luận xã hội về hành vi, tác động tâm lý của nạn nhân bị xúc phạm.
3. Quy định của pháp luật.
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
Lưu ý: Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
4. Mức phạt phải nhận khi có hành vi vu khống, nhục mạ người khác trên mạng xã hội.
a. Phạt hành chính:
– Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Đề nghị cơ quan công an cấp xã, cơ quan công an cấp huyện xem xét xử lý hành vi làm nhục, xúc phạm theo khoản 4 điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện như sau: “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chủ động cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;”
b. Chịu trách nhiệm hình sự:
Theo điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội “Làm nhục người khác” : Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Trường hợp không yêu cầu xử lý hình sự thì người bị vu khống, nhục mã có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu bồi thường thiệt hại, buộc người vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi và cải chính công khai theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng./.
Bình luận Facebook